Hỏi: (Nguyễn Đức Huy - nguyenduchuyxd08a2@gmail.com)
- Tại các quy định QCVN 01:2019/BXD có nêu:
+ Khoản 1.4.22 Điều 1.4 Mục 1 định nghĩa: "Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch hoặc thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác";
+ Khoản 1.4.23 Điều 1.4 Mục 1 định nghĩa: "Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch hoặc thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không";
+ Khoản 2.6.7 Điều 2.6 Mục 2 quy định: "Đối với trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, phải bảo đảm nguyên tắc sau: Không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình được vượt quá chỉ giới đường đỏ; bảo đảm tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy". Xin hỏi:
1. Khái niệm “đất lưu không” trong định nghĩa chỉ giới xây dựng là gì?
2. Cụ thể các bộ phận, chi tiết kiến trúc nào được phép xây vượt quá chỉ giới xây dựng nhưng không vượt quá chỉ giới đường đỏ (ví dụ bậc thềm, vệt dắt xe, ram dốc, bậu cửa, ô văng, mái đua,…)?
Trả lời:
Tại Điều 1.4 Khoản 1.4.23 Mục 1 định nghĩa:“Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch hoặc thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (cả phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không. Đất lưu không: là khoảng không gian giữa chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng do nhà nước quản lý.
Các bộ phận, chi tiết kiến trúc được phép xây vượt quá chỉ giới xây dựng (ví dụ bậc thềm, vệt dắt xe, ram dốc, bậu cửa, ô văng, mái đua…) cần tuân thủ quy định tại Điều 2.6 “Các chi tiết kiến trúc của công trình do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và từng khu vực quy định”.
Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường
guồn: moc.gov.vn