Nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện hệ thống đô thị Việt Nam thông qua việc gắn kết vấn đề nâng cao năng lực với triển khai thí điểm thực tiễn tại các địa phương, Tổng cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) đã tài trợ dự án Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam (dự án ISCB) thông qua Chương trình định cư con người Liên Liệp quốc (UN-HABITAT), trong đó Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) là chủ dự án. Dự án gồm 4 hợp phần, do AMC trực tiếp thực hiện Hợp phần 1, Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng VN thực hiện Hợp phần 2, Vụ quản lý quy hoạch - Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện Hợp phần 3 và Hợp phần 4.
Tham dự Lễ khai giảng khóa học, về phía AMC có TS. Phạm Văn Bộ - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc Ban QLDA ISCB, TS. Nguyễn Vũ Phương – Phó Giám đốc Học viện; về phía UN-Habitat có TS Phạm Thái Sơn, Giám đốc dự án ISCB UN-Habitat, Bà Trang Nguyễn, Cán bộ Chương trình UN-Habitat Trung ương.
TS. Phạm Văn Bộ - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc Ban QLDA ISCB phát biểu khai giảng khoá Đào tạo giảng viên (Training of Trainers) xây dựng và triển khai chương trình đào tạo về quản lý và quy hoạch đô thị tích hợp vì mục tiêu phát triển bền vững.
TS. Phạm Văn Bộ - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc Ban QLDA ISCB khai mạc và giới thiệu, làm quen các đại biểu tham gia ToT. Khoá học diễn ra với mục tiêu giới thiệu các nguyên tắc và công cụ của UN-Habitat trong xây dựng, triển khai và đánh giá các chương trình đào tạo, nâng cao năng lự; thông qua trao đổi, làm việc nhóm, ứng dụng các nguyên tắc trên để rà soát, bổ sung bộ tài liệu đào tạo Phát triển đô thị bền vững của Học viện. UN-Habitat đã phối hợp với Học viện tổ chức khóa đào tạo giảng viên (Training of Trainers) xây dựng và triển khai chương trình đào tạo về quản lý và quy hoạch đô thị tích hợp vì mục tiêu phát triển bền vững.
Khóa học diễn ra trong 02 ngày Thứ Năm và Thứ Sáu, 16-17/1/2025, Tham gia khóa học có 45 đại biểu là các giảng viên, cán bộ đang công tác tại Học viện CBQLXD&ĐT, đặc biệt là Viện Quản lý Phát triển Đô thị (IUDM) - đối tác của dự án ISCB. Ngoài ra, khóa học còn có sự tham gia cố vấn của các chuyên gia cấp cao, chuyên gia tư vấn, các đối tác của Học viện, nhằm giúp các phiên thảo luận diễn ra hiệu quả, thực tiễn, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng tài liệu đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo của Học viện
TS Phạm Thái Sơn, Giám đốc dự án ISCB UN-Habitat đang trao đổi thảo luận và điều phối khoá học.
Khóa học bào gồm các nội dung: Đào tạo nâng cao năng lực trong lĩnh vực Phát triển đô thị; thảo luận nhóm; phản hồi, thảo luận về việc áp dụng từng hoạt động Nâng cao năng lực cho từng trường hợp; Dự án ISCB và các hoạt động nâng cao năng lực trong khuôn khổ dự án; Nâng cao năng lực định hướng lấy người học/khách hàng làm trung tâm; Nâng cao năng lực tích hợp trong việc triển khai các dự án phát triển; Mô hình ADDIE: Tiêu chuẩn trong thiết kế đào tạo giảng dạy; Thang đo Bloom và ứng dụng để thiết kế các hoạt động đào tạo giảng dạy; Xây dựng chương trình đào tạo (bao gồm tài liệu đào tạo, nghiên cứu điểm, hoạt động tương tác, tham quan thực tế, v.v...); Trình bày kết quả làm việc nhóm; Cách chuẩn bị một bài trình bày hiệu quả; Lập khung/dàn ý cho bài trình bày; Trình bày và tạo ảnh hưởng, tác động đến người tham gia; Thực hành và đánh giá kỹ năng thuyết trình; Hoạt động khởi động: Tại sao? Ở đâu? Cái gì và Như nào? Các công cụ tương tác và thu hút người tham gia các khóa tập huấn; Lồng ghép giới vào các hoạt động đào tạo và cuối cùng là đánh giá khoá học và tổng kết khoá học. Bên cạnh phần lý thuyết, khóa học còn dành thời gian cho phần trao đổi thảo luận và tương tác qua Mentimeter. Đây là khóa học có sự tương tác cao giữa giảng viên thuyết trình và các học viên thông qua việc truyền tải kiến thức. Trong quá trình khóa học diễn ra, Ban tổ chức mong muốn nhận được các ý kiến phản hồi của các học viên, để chương trình đào tạo về mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đô thị hóa của Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.
Toàn cảnh khoá học.