Ngày đăng 30/09/2023 | 12:00 AM

AMC tổ chức khoá Tập huấn giảng viên (TOT) phát triển kinh tế địa phương, phương pháp luận của UN-HABITAT và bối cảnh Việt Nam.

Lượt xem: 298  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Ngày 29/9/2023, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng, khoá tập huấn giảng viên (TOT) đã được tổ chức học thí điểm về kinh tế và tài chính đô thị.

Trong khuôn khổ dự án "Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho các đô thị Việt Nam" (SECO) có nhà tài trợ Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ , UNHabitat là đại diện nhà tài trợ, Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản và Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) làm chủ dự án, với mục tiêu tổng quát của dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện hệ thống đô thị Việt Nam thông qua việc gắn kết vấn đề nâng cao năng lực với triển khai thí điểm thực tiễn tại các địa phương. Đề xuất và đưa ra được các kinh nghiệm quý báu trong việc hình thành các phương thức xây dựng và hoạch định chính sách từ Chính phủ tới địa phương.

Ngày 29/9/2023, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng, khoá tập huấn giảng viên (TOT) đã được tổ chức học thí điểm về kinh tế và tài chính đô thị. Mục tiêu cụ thể của khoá tập huấn là: Chia sẻ cách tiếp cận và nguồn lực kỹ thuật của UN-Habitat về vấn đề Phát triển kinh tế địa phương (PTKTĐP)/kinh tế đô thị; cập nhật và bổ sung cho nội dung của mô-đun đào tạo về PTKTĐP dựa trên các thảo luận và góp ý trong buổi TOT; xác định sơ bộ những nội dung và giảng viên tiềm năng tương ứng có thể lồng ghép/tham gia trong các khóa đào tạo cho tỉnh/thành phố giai đoạn 2023-2024, liên quan đến mô-đun PTKTĐP; xác định các nội dung cần tiếp tục trao đổi để tổ chức các khóa TOT tiếp theo. Khoá tập huấn được tổ chức theo hình thức học trực tiếp và online.

Tham dự khai giảng khoá tập huấn về phía Học viện có TS. Phạm Văn Bộ - PGĐ Học viện - Giám đốc dự án; PGS.TS, Nguyễn Vũ Phương - PGĐ Học viện. Về phía UNHabitat có các diễn giả là chuyên gia của UNHabitat Trung Ương như chuyên gia Kinh tế đô thị ông Omar Morales Lopesz, chuyên gia kinh tế - tài chính đô thị - Giám đốc chương trình ông Lennart Fleck và hơn 40 học viên là các giảng viên của Học viện, trường đại học kinh tế quốc dân, trường đại học kiến trúc Hà Nội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Tổng hội xây dựng và các nhà nghiên cứu độc lập.


 


Diễn giả đến từ UNHabitat đang thuyết trình nội dung khóa Tập huấn giảng viên (TOT)

 

Các học viên tham gia khoá học này, sẽ được các diễn giả truyền đạt kiến thức nằm trong nội dung của các phiên học như: 

Phiên 1. Trình bày về Phát triển kinh tế địa phương gồm: Định nghĩa và tầm quan trọng của vấn PTKTĐT; một số trường hợp thành công theo hướng tích hợp khu vực kinh tế phi chính thức và nền kinh tế sáng tạo; vai trò của chính quyền địa phương và các bên liên quan; những thách thức giải pháp để tích hợp một số vấn đề xuyên suốt trong PTKTĐP: công bằng xã hội, sự tham gia của khu vực kinh tế phi chính thức, yếu tố sáng tạo và văn hóa trong kinh tế địa phương. Trong phiên này, học viên sẽ được thảo luận và tương tác với đại biểu qua ứng dụng Mentimeter về các vấn đề xây dựng nội dung đào tạo cho địa phương liên quan đến mô-đun PTKTĐP

Phiên 2. Tiếp tục trao đổi thảo luận và trình bày về Tài chính đô thị và huy động nguồn lực. Sau cùng sẽ là tổng kết các câu hỏi, các đề xuất rồi lựa chọn đề xuất có khả năng ứng dụng để đưa vào bộ tài liệu đào tạo và hoạt động giảng dạy của khoá học TOT sắp tới. 

Nhìn chung, Khóa học đã đưa ra được những vấn đề mới như giải pháp thích hợp trong phát triển kinh tế địa phương. Sự phát triển gắn với những mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt chú ý tới kinh tế phi chính thức, chính quyền đô thị cần có cơ chế chính sách để hỗ trợ bộ phận này chuyển sang chính thức, đảm bảo chính quyền đô thị thu được thuế cũng như bảo vệ được quyền lợi cho người dân hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức này. Khóa học đã đi vào những khoảng trống hiện nay mà các trường đại học, các viện nghiên cứu, vẫn chưa đưa ra được những nội dung đào tạo chuyên sâu và nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực kinh tế đô thị.

Khóa học cũng đề cập đến vấn đề thu - chi của đô thị (tài chính đô thị). Những kinh nghiệm để tăng nguồn thu của đô thị, để từng bước phát triển đô thị phồn thịnh, chẳng hạn như việc các nguồn thu riêng nhờ vào các chính sách khôn ngoan và hợp lý có được từ các nguồn thu đất đai đô thị.

Trong chương trình này, TS. Phạm Văn Bộ đã bổ sung khái niệm về kinh tế địa phương và phát triển kinh tế địa phương. Ông chia sẻ một số kinh nghiệm phát triển kinh tế địa phương cũng như sự quyết liệt và dám làm của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đó là cách thức tạo ra các ý tưởng và tìm kiếm các nhà đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự thành công của khu đô thị Nam Sài Gòn, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị cảng Hiệp Phước, Khu Công nghiệp Long Hậu tạo ra những bước xé rào để phát triển. Còn đối với tỉnh Bình Dương thì lãnh đạo chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã bắt tay vào cuộc bằng cách tận dụng yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để phát triển. Khu vực miền Bắc chúng ta cũng có tấm gương để học hỏi như sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trong công cuộc thu hút nhà đầu tư Sam Sung, bằng cách tận dụng ý kiến đóng góp của cả những công chức bình thường để xây dựng chiến lược thu hút các nhà đầu tư và từ đây Tỉnh đã kêu gọi được các FDI khác. Bên cạnh những vấn đề trên, TS. Phạm Văn Bộ cũng đề nghị các chuyên gia làm rõ phần thu riêng của đô thị từ kinh nghiệm của quốc tế trong sơ đồ tài chính của đô thị. Đây là một trong những vấn đề mà Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ chính trị có đề cập đến Phát triển kinh tế khu vực đô thị.


 

Quang cảnh khóa Tập huấn giảng viên (TOT).

Đỗ Diễm
Lượt xem: 298  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...
ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207