Ngày đăng 23/08/2023 | 12:00 AM

Hà Nội: Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững

Lượt xem: 133  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND thực hiện chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố.



Thành phố Hà Nội sẽ triển khai đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh.

 

Phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt khoảng 60- 62%

Trong đó, Thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều mục tiêu thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong giai đoạn năm 2025 và 2030, Hà Nội phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60- 62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65- 75%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 30% vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 33 - 36% (cụ thể sẽ tiếp tục được xem xét trong quá trình nghiên cứu lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị thành phố).

Đến năm 2025, hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng, quy hoạch chi tiết các khu vực cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố; hệ thống các quy định, quy chế liên quan quản lý quy hoạch, kiến trúc; hoàn thành điều chỉnh các quy hoạch đảm bảo điều kiện phát triển các huyện thành quận.

Bên cạnh đó, thành phố phấn đấu tỷ lệ đất giao thông đô thị (bao gồm giao thông tĩnh) trên đất xây dựng đô thị đến năm 2025 đạt từ 12%-15%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ 15%-20%; Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt khoảng 30-35% đến năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 45-50%; Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đến năm 2025 đạt khoảng 7,8-8,1 m2/người, đến năm 2030 đạt khoảng 12-14m2/người; Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu nguời tại khu vực đô thị đạt 3lm2/nguời vào năm 2025, đến năm 2030 đạt 33m2/người;

Đến năm 2025, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảo tiêu chuẩn đạt 100%, tỷ lệ chất thải rắn nguy hại đuợc xử lý đạt 100%; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 60%. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%.

Hà Nội sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các bệnh viện, trong đó ưu tiên hoàn thành sớm 4 bệnh viện đa khoa lớn tại các cửa ngõ Thủ đô, hoàn thành chỉ tiêu 30- 35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2025. Phấn đấu tăng tổng số lượng giường bệnh của các cơ sở y tế (tại các trung tâm y tế chuyên sâu, bệnh viện đa khoa các cấp) đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 21.880 giường bệnh, đến năm 2030 khoảng 24.380 giường bệnh.

Trong thời gian tới, tăng số lượng các trường trung học công lập và công lập tự chủ đến năm 2025 khoảng 135- 140 trường, đến năm 2030 khoảng 150 trường; Tăng số lượng các trường tư thục đến năm 2025 khoảng 112- 116 trường, đến năm 2030 khoảng 125-130 trường.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD; Đóng góp tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 là 17%, đến năm 2030 là 20%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đến năm 2025 là 25-30%, đến năm 2030 là 35-40%.

Mặt khác, thành phố sẽ triển khai đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh, số lượng các đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế đến năm 2030 là 3-5 đô thị. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu theo đề án phát triển đô thị ứng phó biến đôi khí hậu giai đoạn 2021-2030 và chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025…

Theo Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng sống cao, phấn đấu với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Do đó, đến năm 2050, Hà Nội sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065; hệ thống đô thị - nông thôn được liên kết theo mạng lưới hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh và đảm bảo bền vững; hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được xác định tại Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thống nhất đồng bộ với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và các quy hoạch chuyên ngành, ngành, lĩnh vực có liên quan.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị và các mục tiêu đã đề ra, UBND thành phố giao các sở ngành, UBND quận, huyện, thị xã tập trung tổ chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng trong toàn xã hội, người dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị; triển khai và cụ thể hóa những chủ trương và giải pháp, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị để triển khai hiệu quả các nội dung của Chương trình hành động số 25-CTr/TƯ ngày 16/3/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị; thường xuyên, định kỳ tổ chức các hình thức tuyên truyền phô biến và đánh giá việc triển khai thực hiện…

Thành phố Hà Nội cũng xác định sẽ hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lỷ quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng quản lý phát triển đô thị bền vững. Đẩy mạnh quản lý và phát triển đô thị, phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị. Phát triển kinh tế khu vực đô thị; đồi mới cơ chế, chính sách tài chỉnh và đầu tư phát triển đô thị.

Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai riêng cho đơn vị; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chung của Chương trình vào mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện hiệu quả. Quá trình triển khai, các đơn vị được giao nhiệm vụ theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng dự toán đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng chính sách.

Các Sở, ban, ngành Thành phố được giao chủ trì theo dõi thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình phải theo dõi, đôn đốc, triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu được eiao, tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của Chương trình.

Yến Mai/baoxaydung.com.vn
Lượt xem: 133  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...

VIDEOS

ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207