Ngày đăng 15/11/2022 | 12:00 AM

Cùng hành động để hướng tới môi trường xây dựng tuần hoàn và các bon thấp

Lượt xem: 443  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Cùng hành động để hướng tới môi trường xây dựng tuần hoàn và các bon thấp

Sáng ngày 15/11/2022, tại Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo tham vấn về “Xây dựng chiến lược và lộ trình toàn diện hướng tới môi trường xây dựng tuần hoàn và các bon thấp. Tham dự Hội thảo về phía UNIDO có bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện quốc gia của UNIDO tại Việt Nam, ông Florian Beranek, chuyên gia cao cấp của UNIDO. Về phía Học viện AMC có TS. Trần Hữu Hà - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, TS. Phạm Văn Bộ - Phó BT Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện. Tham gia trình bày và dẫn dắt các chủ đề hội thảo có Ông Trần Công Đức – đại diện GMP International Văn phòng đại diện tại Việt Nam, Ông Wei Jianxun - Chuyên gia JCC, Ông Thomas Krause – Chuyên gia CIM của GIZ cùng các đại biểu tham dự Hội thảo đến từ các Sở Xây dựng, địa phương, hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam.



TS. Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị nhấn mạnh:
Biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại


Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) là một cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc có trụ sở chính tại thành phố Viên.  UNIDO đóng vai trò cơ quan điều phối trung tâm cho các hoạt động công nghiệp trong hệ thống Liên hợp quốc và thúc đẩy phát triển và hợp tác công nghiệp tại cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và liên ngành. UNIDO đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1978 và đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển ngành công nghiệp Việt Nam. Hội thảo là một trong các chuỗi hoạt động hợp tác giữa AMC và UNIDO nhằm thúc ngành Xây dựng phát triển theo hướng bền vững và có trách nhiệm.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Hữu Hà - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị nhấn mạnh: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, tác động ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, Biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư. Tại Hội nghị COP 27, Để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất, chúng ta cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng: Bắt đầu từ ý chí, nhận thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cho đến đảm bảo nguồn lực. Những cam kết và hành động mang tính lịch sử sẽ giúp để lại một hành tinh xanh, một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.



Bà Lê Thị Thanh Thảo - đại diện quốc gia của UNIDO khẳng định:  UNIDO luôn coi lĩnh vực xây dựng là ngành then chốt


Bà Lê Thị Thanh Thảo - đại diện quốc gia của UNIDO khẳng định:  UNIDO luôn coi lĩnh vực xây dựng là ngành then chốt bởi ngành Xây dựng là động lực cốt lõi của tăng trưởng và là lĩnh vực quan trọng để đạt được SDG 9 về công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng. Khối lượng tài nguyên toàn cầu được tiêu thụ bởi ngành Xây dựng đã thu hút được sự chú ý, thúc đẩy đổi mới và cuối cùng là kêu gọi chúng ta phải hành động. Môi trường xây dựng theo hướng kinh tế tuần hoàn và ít phát thải các bon là một vấn đề đang nổi lên và ngày càng quan trọng. Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu và nó sẽ đòi hỏi những nỗ lực chưa từng có và quan hệ đối tác hiệu quả trong suốt vòng đời của một toà nhà, một cây cầu, một tuyến đường sắt hay một công trình cảnh quan quy mô lớn. Do đó, cần phải đẩy mạnh nỗ lực của chúng ta nhằm tăng cường các thông lệ thực hành xây dựng, tìm kiếm công nghệ mới, suy nghĩ lại về việc lập kế hoạch, tạo ra các vật liệu mới, chuyên nghiệp hoá việc bảo trì và mở rộng sự tham gia với nhiều bên liên quan mới. Nhờ đó, chúng ta có thể làm các toà nhà xanh hơn, bền vững hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, và cuối cùng là chuyển đổi môi trường xây dựng thành một hệ thống thực sự tuần hoàn.

Trong bối cảnh nhiều sáng kiến thúc đẩy chương trình nghị sự trên quy mô toàn cầu, chúng ta cần phải bắt đầu các cuộc thảo luận hiệu quả và xây dựng những mối quan hệ đáng tin cậy trên thực tế - cả ở cấp quốc gia và địa phương. Hội thảo sẽ cho thấy, bên cạnh lợi ích về môi trường, có thể đạt được một loạt tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước như:

- Nâng cao chất lượng xây dựng

- Kéo dài tuổi thọ của các toà nhà và công trình kiến trúc

- Áp dụng các phương pháp xây dựng hiệu quả về chi phí (nhà lắp ghép,…) gia phần tạo ra nhà ở với chi phí thấp.

- Tạo ra các việc làm mới trong các dịch vụ như bảo trì, tân trang, đúc sẵn, vật liệu và tái sử dụng

- Nâng cao nhận thức của công chúng về lĩnh vực xây dựng

- Tăng cường sức khỏe và an toàn (trong quá trình xây dựng và sử dụng)

- Bảo tồn di sản địa phương thông qua quy hoạch đô thị toàn diện

-Thu hút nhân tài quốc gia vào Ngành Xây dựng



Toàn cảnh Hội thảo tham vấn


Hội thảo tham vấn ý kiến từ các cơ quan khác nhau để bước đầu xây dựng một bức tranh tổng quát về hiện trạng giảm phát thải khí nhà kính và mức độ sẵn sàng cho các giải pháp kinh tế tuần hoàn trong suốt vòng đời của môi trường xây dựng. Nhận thức ban đầu này sẽ là tiền đề triển khai các hành động tiếp theo, các hoạt động nghiên cứu và nâng cao năng lực đồng thời đảm bảo duy trì quan điểm tổng thể quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn.

Admin
Lượt xem: 443  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...

VIDEOS

ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207