Ngày đăng 16/07/2022 | 12:00 AM

Bộ Xây dựng: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.

Lượt xem: 982  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Bộ Xây dựng: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, cùng với việc tích cực hoàn thiện thể chế và các nhiệm vụ được giao, Bô Xây dựng còn tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.

Tích cực hành động

Trong 6 tháng đầu năm, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.  

Trong đó, đáng lưu ý là trong triển khai các Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Bộ đã xây dựng Chương trình hành động của Ngành Xây dựng thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022  và số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022  của Chính phủ, trong đó đã cụ thể hóa các nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực của ngành Xây dựng, có phân công trách nhiệm đến từng đơn vị chủ trì, tiến độ thực hiện.



Để triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Bộ Xây dựng đã ban hành Chương trình hành động của ngành. Bộ đã thành lập tổ công tác làm việc với 13 địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức làm việc với Bộ Giao thông vận tải để xác định các vướng mắc và giải pháp tháo gỡ các vấn đề liên quan đến định mức, giá xây dựng và hợp đồng xây dựng trong các dự án đầu tư công, đặc biệt là dự án cao tốc bắc-nam khu vực phía đông giai đoạn 2022-2025.

Bộ cũng đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ; triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ.

 


Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày báo cáo trước đoàn Giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”, ngày 2/3/2022.

 

Trong triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng thực hiện nghiêm công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật và tổ chức thi hành pháp luậtBộ đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2022; xây dựng Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng giai đoạn 2017-2021.

Hiện tại, Bộ đang triển khai xây dựng và hoàn thiện các dự thảo Nghị định, Quyết định trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022.

Trong tháng 4/2022, Bộ đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt thực hiện Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với điểm cầu chính tại Bộ Xây dựng với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ Xây dựng; lãnh đạo các Sở Xây dựng, Thanh tra Xây dựng của 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và hơn 500 điểm cầu tại các địa phương.

Về quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị, Bộ Xây dựng tiếp tục tham gia ý kiến góp ý đối với quy hoạch tỉnh; thực hiện thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm công khai, minh bạch, đồng bộ.  Trong quy hoạch xây dựng nông thônBộ đã chỉ đạo rà soát nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn mới; xây dựng báo cáo công tác triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi, đôn đốc công tác xây dựng nông thôn mới tại 03 tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Về quy hoạch hạ tầng kỹ thuậtBộ tiếp tục đôn đốc các địa phương đồng bằng sông Cửu Long triển khai thực hiện Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 02/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân trong bối cảnh hạn hán và thâm nhập mặn; góp ý các văn bản liên quan đến quy hoạch hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành do các Bộ, địa phương gửi lấy ý kiến.

Trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng, cụ thể hóa các chỉ tiêu và xác định các chương trình hành động ưu tiên. Bộ Xây dựng đã làm việc với Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang về việc xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ.

Bộ đã làm việc với Thường trực Uỷ ban pháp luật của Quốc hội để báo cáo các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung vào Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/NQ-UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Dự kiến Nghị quyết sửa đổi, bổ sung sẽ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua vào Phiên họp trong tháng 7/2022.

Bộ Xây dựng cũng tiếp tục thực hiện công tác thẩm định công nhận loại cho các đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13. Trong 06 tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận 01 đô thị loại II (thành phố Sóc Trăng); công nhận theo thẩm quyền 04 đô thị loại IV (các thị trấn Cái Dầu, An Châu và Tri Tôn của tỉnh An Giang và đô thị Núi Thành của tỉnh Quảng Nam).

Trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2016-2025; định hướng phát triển cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành và các địa phương kiểm tra việc triển khai kế hoạch, giải pháp ứng phó với thiên tai, bão lũ gây sạt lở, khô hạn và xâm nhập mặn; bảo đảm cấp nước cho người dân, bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật tại địa phương.

Về quản lý, phát triển nhà ởBộ Xây dựng triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Tờ trình và Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; Thông tư hướng dẫn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Xây dựng tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 và Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong đó có ban hành Kế hoạch thực hiện và thành lập Tổ công tác đi kiểm tra 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thúc đẩy triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

 


Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, ngày 14/7/2022.

 

Bên cạnh đó, Bộ đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó có chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ.

Kết quả, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; đang tiếp tục triển khai 339 dự án, quy mô xây dựng khoảng 372.000 căn, với tổng diện tích khoảng 18.600.000 m2.

Trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; đang tiếp tục triển khai 339 dự án, quy mô xây dựng khoảng 372.000 căn, với tổng diện tích khoảng 18.600.000 m2.

Bộ Xây dựng cũng tiếp tục triển khai Dự án Hợp phần 1 của Dự án “Hỗ trợ xây nhà chống chịu bão, lụt” do Quỹ khí hậu xanh (GCF) tài trợ không hoàn lại thông qua Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP); phối hợp chặt chẽ với KOICA triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030” theo Kế hoạch được phê duyệt.

Trong công tác quản lý thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và báo cáo Thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội về tác động của kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường đến thị trường bất động sản, kiến nghị một số giải pháp liên quan đến việc sửa đổi chính sách, pháp luật về đấu giá và tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để đánh giá cụ thể tình hình, diễn biến dòng vốn vào thị trường bất động sản, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp; Bộ đã có Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá toàn diện thị trường bất động sản năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

 


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2040.

 

Trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và giám sát chất lượng công trình, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và khánh thành công trình xây dựng. Thực hiện công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở từ đầu năm đến ngày 31/5/2022: Tổng số Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tiếp nhận là 230 dự án, đã xử lý là 157 dự án (tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2021); thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tiếp nhận là 32 công trình, đã xử lý là 23 công trình (giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2021); cấp 79 chứng chỉ năng lực cho tổ chức hạng I và cấp 1.131 chứng chỉ hành nghề cho cá nhân hạng I; cấp 28 giấy phép cho nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Hội đồng kiểm tra Nhà nước các công trình xây dựng đã tổ chức kiểm tra theo kế hoạch đối với các công trình thuộc danh mục Hội đồng kiểm tra; hoàn thành báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động của Hội đồng năm 2021. Chất lượng các công trình do Hội đồng tổ chức kiểm tra được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu thiết kế, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.

Bộ Xây dựng cũng làm việc với các địa phương để trao đổi, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong việc thực thi các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác nghiệm thu, giám định tư pháp xây dựng, an toàn, vệ sinh lao động.

Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch kiểm tra việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng tại một số địa phương; tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng do giá vật liệu xây dựng tăng cao; làm việc với Bộ Giao thông vận tải và Thành phố Hà Nội để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; tham gia các đoàn làm việc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Bộ cũng đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương chủ động cập nhập, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng bảo đảm bám sát diễn biến thị trường để phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.; ban hành Chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2021 (Quyết định số 97/QĐ-BXD ngày 09/3/2022). Hoàn thành Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và đơn giá xây dựng.

special.nhandan.vn
Lượt xem: 982  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...

VIDEOS

ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207