Ngày đăng 05/11/2021 | 12:00 AM

AMC Phổ biến kiến thức pháp luật về xây dựng cho 286 học viên tại Vĩnh Phúc theo hình thức online

Lượt xem: 603  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Nhằm giúp các cơ quan quản lý, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt trong việc quản lý, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình xây dựng theo Luật Xây dựng có hiệu quả, ngày 05/11/2021, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị – Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khóa Tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật mới về xây dựng năm 2021 cho 286 học viên

Ngày 05/11/2021, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị – Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khóa Tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật mới về xây dựng năm 2021  cho 286 học viên là cán bộ, công chức thuộc thanh tra tỉnh, công an tỉnh và các phòng Thanh tra, phòng Hạ tầng kỹ thuật, phòng Quản lý xây dựng, Chi cục giám định xây dựng, viện quy hoạch, UBND, Ban Quản lý xây dựng các huyện, thị xã, thành phố, các sở chuyên ngành và trung tâm hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhằm giúp các cơ quan quản lý, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt trong việc quản lý, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình xây dựng theo Luật Xây dựng có hiệu quả, các học viên tham gia khóa tập huấn sẽ được phổ biến những nội dung sau:

 Giới thiệu Luật số 62/2020/QH14 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đưa ra một số điểm mới nổi bật của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cụ thể: Theo Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bổ sung thêm một số công trình được miễn giấy phép xây dựng so với trước đây; khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời (rút ngắn 10 ngày so với quy định Luật Xây dựng năm 2014); khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã sửa đổi, bổ sung điều kiện khởi công xây dựng công trình. Theo đó, không còn quy định điều kiện về bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình; khoản 11 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã bổ sung quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi lập dự án đầu tư xây dựng; căn cứ Điểm c Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt thay vì Bộ Xây dựng như quy định trước đây.

 


Một số hình ảnh khóa tập huấn.

 

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng như: Những quy định chung; quản lý thi công xây dựng công trình; bảo hành, bảo trì, phá dỡ công trình xây dựng: bảo hành CTXD; bảo trì CTXD; đánh giá an toàn công trình; xử  lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết thời hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng;sự cố trong thi công và khai thác sử dụng công trình: sự cố CTXD; sự cố gây mất ATLĐ trong thi công XDCT. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 26/1/2021.

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Quy định chung; sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng; Tổng mức đầu tư xây dựng; dự toán xây dựng: dự toán XD công trình; Dự toán gói thầu xây dựng; định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng; chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng và thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng.

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm: Những quy định chung; lập, thẩm định phê duyệt dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng; giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng.Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ra đời để thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I-IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh việc lĩnh hội kiến thức nằm trong các nghị định trên, học viên còn được phổ biến nội dung các thông tư hướng dẫn những Nghị định này. Đồng thời học viên sẽ có khoảng thời gian để trao đổi thảo luận các tình huống thường xuyên xẩy ra tại địa phương mình và được giải đáp mọi vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong công tác chuyên môn. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về xây dựng cũng như hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh./.

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
Lượt xem: 603  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...
ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207