Ngày đăng 14/04/2021 | 12:00 AM

Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực phát triển đô thị ở Việt Nam

Lượt xem: 1261  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Ngày 13/4/2021, tại Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng phối hợp với Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) tổ chức Hội thảo Khởi động dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam”.

Ngày 13/4/2021, tại Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng phối hợp với Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) tổ chức Hội thảo Khởi động dự án hỗ trợ kỹ thuậtTăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam”. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, đại diện các đơn vị thuộc các Bộ có liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị triển khai dự án là Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), Vụ Quản lý Quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đại diện các tỉnh, thành phố, các tổ chức quốc tế, đối tác tư nhân, các nhà khoa học, học giả, chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.

Hiện nay, các đô thị đã và đang là động lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam khi đóng góp khoảng 70% tổng GDP. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa gia tăng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề: Bất bình đẳng thu nhập, phát triển phi chính thức, thiếu hụt hạ tầng và dịch vụ cơ bản, thiếu hụt nhà ở, các vấn đề về sức khỏe do ô nhiễm và đại dịch cũng như suy thoái môi trường. Các đô thị Việt Nam, đặc biệt là các đô thị thứ cấp, sẽ phải đối mặt với thách thức lựa chọn hướng phát triển phù hợp, trong khi vẫn phải nỗ lực duy trì khả năng chống chịu cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững. Theo Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc “Việt Nam cần phải sẵn sàng đưa đô thị hóa bền vững trở thành công cụ để duy trì tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường bình đẳng giới và vượt qua các thách thức từ “bẫy thu nhập trung bình.

Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam và các thành phố trong việc tăng cường cơ chế quản lý và quy hoạch đô thị tích hợp, UN-Habitat đã phối hợp với Bộ Xây dựng hoàn thiện đề xuất dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam” (gọi tắt là dự án ISCB).


 

 Ông Marcel Raymond, Trưởng Bộ phận Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam cho rằng, “Cần bắt đầu từ những thứ cơ bản...”

 

Ông Marcel Raymond, Trưởng Bộ phận Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam cho rằng, “Cần bắt đầu từ những thứ cơ bản, bao gồm xây dựng cầu nối về mặt hành chính, coi thành phố như một hệ thống, không phải một đơn vị nhỏ lẻ cung cấp các dịch vụ hoặc quản lý một hạ tầng cụ thể; từ đó, thúc đẩy quy hoạch đa ngành, tăng cường liên kết và hợp tác giữa các cấp, các ngành trong bộ máy chính quyền tại Việt Nam.

 

 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh kỳ vọng: "Dự án sẽ đem đến nhiều ý tưởng và giải pháp mới, phù hợp với thực tiễn xây dựng thể chế về phát triển đô thị tại Việt Nam

 

Phát biểu tại Hội thảo khởi động Dự án, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định: “Trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ đạo quan trọng liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế -xã hội đất nước, cụ thể là:

(1) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định các chỉ tiêu quan trọng cần đạt được trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, trong đó cụ thể đối với Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40% và 95% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

(2) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã định hướng về công tác phát triển đô thị gồm: “Đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển đô thị. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường gồm một số thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển”.

(3) Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, góp phần hoàn thiện quy trình đánh giá chất lượng đô thị trước khi tiến hành các bước tiếp theo để thành lập đơn vị hành chính đô thị.

(4) Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030;

(5) Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030

Cùng các chính sách pháp luật về phát triển đô thị như: Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 /01/2013 của Chính phủ về quản lý phát triển đô thị…

Với những chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ đạo đó, lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể là:

Tính đến cuối năm 2020, tổng số đô thị cả nước là 859 đô thị, tăng thêm 57 đô thị so với năm 2016 là 802 đô thị, trong đó tăng thêm 05 đô thị loại I, 06 đô thị loại II, 05 đô thị loại III, 05 đô thị loại IV và 36 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,3% tăng 3,6% so với năm 2015 (35,7%). Tỷ lệ dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng từ 76% (năm 2010) lên 86%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 87,5%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như: Việc ban hành chính sách pháp luật về phát triển đô thị còn chậm so với yêu cầu, chưa phù hợp với thực tiễn, đặc điểm vùng, miền để tạo điều kiện cho sự phát triển. Việc lập quy hoạch đô thị chưa đồng bộ, việc triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương còn chậm và thiếu đồng bộ giữa các chuyên ngành, dẫn đến việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội không theo kịp tốc độ phát triển và nhu cầu đầu tư các dự án phát triển đô thị, nhà ở.  Chất lượng một số đồ án quy hoạch hiện nay chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tế quản lý và phát triển đô thị, còn tình trạng chồng chéo, chưa thống nhất, chưa ăn khớp giữa cấp độ quy hoạch, phương án nguồn lực thực hiện quy hoạch chưa được tính toán cụ thể. Hệ thống đô thị Việt Nam phát triển nhanh về số lượng nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (loại IV, loại V), mật độ đô thị trong từng vùng kinh tế - xã hội thấp, phân tán, chất lượng phát triển còn hạn chế. Tính liên kết giữa các đô thị với nhau và với khu vực nông thôn chưa chặt chẽ, còn rời rạc, ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển tổng thể của vùng và hành lang kinh tế, chưa kiểm soát tốt sự gia tăng dân số đô thị. Năng lực hệ thống hạ tầng đô thị chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và các hoạt động kinh tế đô thị. Cơ sở dữ liệu về phát triển đô thị ở nước ta hiện nay còn thiếu tính nhất quán, chưa được quản lý tập trung và liên thông đa ngành, dẫn đến thiếu cơ sở để rà soát, đánh giá thực hiện chính sách, để từ đó xây dựng định hướng, chiến lược cũng như ban hành các văn bản QPPL bám sát diễn biến, phù hợp với thực tế phát triển đô thị.


Theo Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc “Việt Nam cần phải sẵn sàng đưa đô thị hóa bền vững trở thành công cụ để duy trì tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo


Theo Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương thực hiện Dự án Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam do Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy sĩ (SECO) tài trợ thông qua UN-Habitat. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) được Chính phủ Việt Nam, Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ làm chủ dự án, đơn vị đại diện cho đối tác Việt Nam trong triển khai dự án. Mục tiêu chính của dự án là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện hệ thống đô thị Việt Nam thông qua việc gắn kết vấn đề nâng cao năng lực với triển khai thí điểm thực tiễn của các địa phương. Đề xuất và đưa ra những kinh nghiệm quý báu trong việc hình thành các phương thức xây dựng và hoạch định chính sách từ Chính phủ tới địa phương. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực cho Học viện AMC.

UN-Habitat là đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và điều phối tổng thể việc triển khai dự án. Bộ Xây dựng (BXD) đóng vai trò cơ quan chủ quản dự án, Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị (trực thuộc BXD) đóng vai trò chủ dự án, Cục Phát triển Đô thị (trực thuộc BXD), Vụ Quản lý quy hoạch (trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư) là các đơn vị đồng triển khai dự án.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh kỳ vọng: “Dự án sẽ đem đến nhiều ý tưởng và giải pháp mới, phù hợp với thực tiễn xây dựng thể chế về phát triển đô thị tại Việt Nam, đồng thời, các bên tham gia sẽ được tăng cường năng lực một cách tối đa, nâng cao khả năng tham mưu cũng như những đóng góp cho sự phát triển của Ngành nói riêng và Việt Nam nói chung”.

 

 

Ông Trần Hữu Hà khẳng định AMC sẽ triển khai các khóa đào tạo cho cán bộ chính quyền trung ương cũng như địa phương...

 

Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị -  đơn vị được giao làm chủ dự án khẳng định: “Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị sẽ triển khai các khóa đào tạo cho cán bộ chính quyền trung ương cũng như địa phương. Khóa đào tạo sẽ bao gồm phương pháp tiếp cận, nội dung và cách thức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về đô thị, cũng như các thực tiễn, thành công về quy hoạch và quản lý đô thị. Trọng tâm chính của khóa đào tạo là triển khai các chính sách một cách hiệu quả, tăng cường năng lực cho cán bộ và lãnh đạo địa phương, cung cấp cho họ công cụ xây dựng ưu tiên đầu tư chiến lược, cũng như xây dựng và triển khai các sáng kiến giải quyết những thách thức và cơ hội trong phát triển đô thị. Dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và triển khai 03 dự án thí điểm ở các thành phố được lựa chọn”.

Theo Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc “Việt Nam cần phải sẵn sàng đưa đô thị hóa bền vững trở thành công cụ để duy trì tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường bình đẳng giới và vượt qua các thách thức từ “bẫy thu nhập trung bình”.

TS. Nguyễn Quang – Giám đốc UN Habitat trao đổi kết quả kỳ vọng của Dự án: “Năng lực của lãnh đạo nhà nước và địa phương trong quy hoạch và quản lí đô thị được cải thiện; Khuôn khổ pháp lý quốc gia có tính nhất quán được thành lập và củng cố cho công tác quy hoạch và quản lý đô thị, cho phép thực hiện phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân. Các biện pháp can thiệp sáng tạo áp dụng khuôn khổ pháp lý quốc gia, nêu bật lợi ích của các phương pháp tiếp cận phát triển đô thị tích hợp và có sự tham gia của người dân, được thực hiện thành công”.

 

Giám đốc AMC Trần Hữu Hà ký chứng kiến cam kết của hai bên triển khai Dự án ISCB với đại diện Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam


Giám đốc AMC Trần Hữu Hà ký chứng kiến cam kết của hai bên triển khai Dự án ISCB với đại diện Un - Habitat tại Việt Nam


Tại Hội thảo, Các bên tham gia triển khai Dự án đã thực hiện Lễ Ký cam kết thực hiện Dự án. Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận xoay quanh những nội dung về vấn đề phát triển, tăng trưởng đô thị ở Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan, vấn đề sử dụng đất trong đô thị, những sáng kiến mới ở đô thị vừa và nhỏ, ...

 

 Toàn cảnh Hội thảo

 

Hội thảo khởi động Dự án cũng chính là một dấu mốc trong 30 năm quan hệ hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và Thụy Sỹ cùng hướng tới mục tiêu cam kết mạnh mẽ trong thúc đẩy phát triển đô thị ở Việt Nam.

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm


Admin
Lượt xem: 1261  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...

VIDEOS

ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207