Ngày đăng 09/10/2020 | 05:22 PM

Điều kiện cấp phép và miễn giấy phép xây dựng

Lượt xem: 788  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Điều kiện cấp phép và miễn giấy phép xây dựng

(Xây dựng) - Nghị định số 113/2020/NĐ-CP của Chính phủ làm rõ việc thực hiện và phối hợp rà soát, đánh giá các điều kiện để cấp phép xây dựng khi thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở để miễn giấy phép xây dựng; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương, chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong giai đoạn từ ngày 15/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

 

Có giấy tờ hợp pháp về đất đai để miễn GPXD

Theo đó, về thẩm quyền, nội dung, hồ sơ, quy trình thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng công trình: Thẩm quyền thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 9, 10 và 11 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Nội dung thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

Hồ sơ trình thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và hồ sơ để đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng bao gồm: (i) Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 53/2017/NĐ-CP quy định về các loại giấy tờ hợp pháp đất đai để cấp giấy phép xây dựng; (ii) văn bản theo yêu cầu tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 95; khoản 4 Điều 96 Luật Xây dựng 2014 (nếu có);

Quy trình thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng (cơ quan thẩm định) được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP và bổ sung một số nội dung đánh giá về điều kiện cấp phép xây dựng theo quy định để miễn giấy phép xây dựng cho công trình, thông qua quy trình cơ quan thẩm định gửi văn bản xin ý kiến phối hợp với cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 và điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng 2020.

Chủ đầu tư được quyền thực hiện hai thủ tục độc lập

Về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, được trình thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và rà soát, đánh giá các điều kiện cấp phép xây dựng công trình để được miễn phép xây dựng theo quy định tại Nghị định này hoặc thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP;

Chịu trách nhiệm về tính pháp lý, tính chính xác của hồ sơ trình thẩm định và có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan thẩm định nêu tại thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng.

Về trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng, có trách nhiệm có ý kiến phối hợp với cơ quan thẩm định theo nội dung yêu cầu về điều kiện về mặt bằng xây dựng công trình, tình trạng thi công của công trình, các yêu cầu đặc thù liên quan đến địa điểm xây dựng công trình theo thực tế địa phương (bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh) và có văn bản xác nhận gửi cơ quan thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định;

Chịu trách nhiệm về các nội dung xác nhận về điều kiện cấp phép xây dựng công trình.

Cơ quan cấp phép xây dựng phải có ý kiến phối hợp với cơ quan thẩm định theo nội dung yêu cầu về điều kiện về mặt bằng xây dựng công trình, tình trạng thi công của công trình, các yêu cầu đặc thù liên quan đến địa điểm xây dựng công trình theo thực tế địa phương.

Thanh Nga


Baoxaydung.com.vn
Lượt xem: 788  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...

VIDEOS

ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207