Ngày đăng 15/03/2016 | 02:21 PM

40 học viên tham dự khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô thị

Lượt xem: 1290  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Sáng 14/3, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức Khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015" (gọi tắt Đề án 1961 - chương trình 2) tại Đà Nẵng. Khóa học diễn ra trong 5 ngày (14/3 – 18/3), với hơn 40 học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Sáng 14/3, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức Khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015" (gọi tắt Đề án 1961 - chương trình 2) tại Đà Nẵng. Khóa học diễn ra trong 5 ngày (14/3 – 18/3), với hơn 40 học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Đây là đề án nhằm nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, điều hành cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp về công tác quản lý xây dựng, phát triển đô thị Việt Nam, tạo sự thống nhất và đồng đều của công tác này trên cả nước. Đề án triển khai thực hiện từ năm 2010 – 2015 và vừa được Chính phủ chỉ đạo kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2020 và mở rộng đối tượng tham gia học tập theo Đề án.
 
Phát biểu tại lễ khai giảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phan Thị Mỹ Linh khẳng định: “Đề án 1961 có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp tại Việt Nam. Với ý nghĩa đó, Chính phủ đã đồng ý gia hạn Đề án đến năm 2020 và chấp thuận mở rộng đối tượng đào tạo và kinh phí thực hiện trong giai đoạn này.
 
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh phát biểu tại khóa đào tạo
 
Bộ Xây dựng với vai trò là đơn vị chủ trì thực hiện đề án, trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 sẽ tập trung thực hiện các mục tiêu sau:
 
+ Nâng cao chất lượng chương trình tài liệu  học tập của Đề án.
 
+ Xây dựng thể chế để sau 2020, hoạt động đào tạo của Đề án sẽ là hoạt động thường xuyên, liên tục.
 
+ Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo của Đề án”
 
Trong thời gian 5 ngày các học viên sẽ được các giảng viên là các chuyên gia trong nước và quốc tế truyền thụ những chuyên đề về Đô thị hóa và định hướng phát triển đô thị; Quản lý quy hoạch đô thị nông thôn; Bảo tồn di sản và quản lý đô thị; Quản lý xây dựng đô thị; Quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản, kinh nghiệm quốc tế; Tài chính đô thị dựa trên đất đai và cạnh tranh đô thị; Quản lý hạ tầng kết hợp giao thông với sử dụng đất; Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị. Trong mỗi chuyên đề sẽ có thảo luận nhóm tập trung, có chuyên đề học viên được đi tham quan thực tế  giúp cho việc vận dụng kiến thức được hiệu quả hơn.

Nhiều năm qua, tốc độ đô thị hóa khu vực miền Trung, Tây nguyên diễn ra khá nhanh. Trước năm 1975 chỉ có 9 tỉnh, 6 thành phố và hơn 100 huyện, thị; hiện nay toàn khu vực có 18 tỉnh, thành với 18 thành phố, trong đó, 5 thành phố loại I, 10 thị xã, 150 thị trấn và trên 1.000 thị tứ. Đô thị hóa khu vực miền Trung Tây nguyên đã kéo theo hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội đáng quan tâm.  Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển đô thị như: sự phát triển của các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, phân hóa giàu nghèo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước tác động của đô thị hóa; di dân, về quy hoạch, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đô thị trong quá trình đô thị hóa…
Lê Thanh Hảo (danang.gov.vn)
Lượt xem: 1290  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...

VIDEOS

ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207