Ngày đăng 07/01/2020 | 08:24 PM

AMC tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020

Lượt xem: 465  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Ngày 07/01/2020, tại Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện/AMC) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020. Ông Bùi Phạm Khánh - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị
Tới tham dự Hội nghị có đại diện một số Cục, Vụ, Viện (Bộ Xây dựng); các Tổng Công ty, Sở Xây dựng, Hiệp hội nghề nghiệp vv… Về phía Học viện có ông Trần Hữu Hà - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc; thế hệ cán bộ nguyên là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã về nghỉ chế độ, cùng đông đủ Ban lãnh đạo, cán bộ, giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng của Học viện.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị


Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2019, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn ngân sách, nhất là ngân sách dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hạn chế. Song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các Cục, Vụ... chức năng, của các địa phương/đơn vị, cùng với sự nỗ lực của Đảng ủy, Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ giảng viên Học viện, AMC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Cụ thể:

Năm 2019, Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. Hàng năm, Học viện đã đào tạo và bồi dưỡng hàng chục nghìn lượt học viên, riêng năm 2019, tổng số lớp đào tạo, bồi dưỡng là 319 lớp với 19.157 học viên. So với kết quả năm 2018 vượt 19,9% {319/266 lớp (cả năm)} về số lớp và vượt 20,6% (19.157/15.880 hv) về số học viên. So với kế hoạch đăng ký với Bộ năm 2019 vượt 52% (319/210 lớp) về số lớp và vượt 99,5% (19.157/9.600 hv) về số học viên. So với kế hoạch phấn đấu của Học viện năm 2019 vượt 27,6% (319/250 lớp) về số lớp.



Toàn cảnh Hội nghị


Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống:

Là nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của Học viện cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng. Trong năm 2019 Học viện bám sát kế hoạch của Bộ giao để triển khai các lớp một cách đồng đều, phân bổ thời gian hợp lý đã thực hiện được 15 lớp, với số lượng 1.153 học viên.

Trong đó, các lớp thuộc ngân sách Bộ giao triển khai 12 lớp đạt 100% kế hoạch năm và đạt 100% so với kết quả cùng kỳ năm 2018. Thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng bằng nguồn ngân sách của Bộ giao và các lớp theo truyền thống. Học viện tích cực tìm kiếm đối tác và đã triển khai thêm được 03 lớp đào tạo, bồi dưỡng (02 Lớp Bồi dưỡnglãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập với 91 học viên và 01 lớp bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin với 62 học viên) bằng nguồn kinh phí tự đóng góp của các đơn vị. Ngoài ra Học viện vẫn tiếp tục phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa thể thao và du lịch để tổ chức lớp Bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị khóa 3 với 74 học viên.

Đào tạo, bồi dưỡng Quản lý nhà nước về xây dựng cho địa phương

Đề án 1961: Học viện luôn xác định nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng chương trình Đề án 1961 là nhiệm vụ trọng tâm, được tổ chức triển khai ngay từ đầu năm, nhằm đẩy nhanhcông tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ xây dựng và phát triển đô thị các cấp, kết quả đạt được là: Thông qua điều tra, khảo sát đã hoàn thiện việc rà soát đối tượng của Đề án tại các địa phương, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng địa phương đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn để triển khai lớp; Hoàn thiện việc bổ sung sửa đổi chương trình, tài liệu (Hoàn chỉnh 08 bộ đề cương chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng giữ nguyên 08 chương trình đào tạo cho 08 đối tượng của Đề án, 03 bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng dành cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thay thế cho 08 bộ tài liệu cũ, 06 bộ tài liệu chuyên đề chuyên sâu).

Tổ chức thành công Hội nghị đánh giá đề án năm 2019 và xây dựng kế hoạch triển khai đề án năm 2020. Tổ chức tổng số 106 lớp với số lượng 5.514 học viên (Chương trình 2, 3, 6, 7, giảng viên nguồn và đặc biệt là tập trung chủ yếu các lớp bồi dưỡng chuyên sâu), được triển khai khắp 63 tỉnh thành phố, quận huyện trên phạm vi cả nước. So với kế hoạch năm vượt 65,6% (106/64 lớp) về số lớp. So với kết quả cùng kỳ năm 2018vượt 103,8% (106/52 lớp), số học viên về tham dự năm 2019 tăng hơn so với số học viên của năm 2018 (5.514/1.598 HV).  

Ngoài ra Học viện thực hiện các lớp theo nguồn ngân sách của địa phương (Chương trình 4, 8) đã triển khai được 15 lớp, với số lượng học viên 951 học viên. So với kết quả năm 2018 vượt 6 lớp (15/9 lớp).

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng và nâng cao năng lực quản lý quy hoạch kiến trúc:

Đây là chương trình đào tạo, bồi dưỡng được nhiều địa phương quan tâm về vấn đề xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại địa phương. Nắm bắt được tình hình đó, Học viện đã phối hợp tích cực với Sở Nội vụ Hà Nội, tỉnh Kiên Giang, thành phố Hạ Long triển khai được 15 lớp với số lượng 1.359 học viên. So với kết quả năm 2018 vượt 07 lớp (15/8 Lớp).

Trong đó riêng Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức (12/15 lớp) về lĩnh vực vử lý vi phạm trật tự xây dựng và triển khai 15 lớp bồi dưỡng về nâng cao năng lực quản lý quy hoạch kiến trúc dành cho Chủ tịch, Phó chủ tịch, Trưởng, Phó phòng và tương đương của thành phố Hà Nội với 1.320 học viên tham gia.

Đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu theo Quyết định 1600/QĐ-TTg:


Đây là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đào tạo, bồi dưỡng kiến thức năng lực về quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức xã theo quy định của Bộ Nội vụ. Nắm bắt được mục tiêu đó: Học viện phối hợp với Vụ Đào tạo - Bộ Nội vụ biên soạn các chương trình, tài liệu theo mục tiêu của đề án; Phối hợp tích cực với các địa phương triển khai các lớp chuyên sâu về: Trật tự xây dựng; Quản lý dự án; Hạ tầng kỹ thuật dành và các lớp chuyên sâu dành cho đối tượng là công chức địa chính, môi trường và xây dựng cấp xã. Đạt kết quả 17 lớp với 1.053 học viên. Thông qua kết quả đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công chức cấp xã về kiến thức chuyên môn phần nào cũng đáp ứng được yêu cầu xây dựng của nông thôn mới đối với các địa phương hiện nay.  

Đào tạo bồi dưỡng đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng và chuyên môn nghiệp vụ cho khối doanh nghiệp:

Các lớp về đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng luôn được bám sát và tiếp cận.Trong năm 2019 trước những khó khăn trong việc mở lớp, Học viện đã có nhiều giải pháp để khuyến khích, chủ động tiếp cận nắm bắt nhu cầu thực tế đang cần của từng doanh nghiệp, từng địa phương và với sự nỗ lực của cá nhân, đơn vị trong công tác chiêu sinh, Học viện đã mở được 42 lớpvới1.412 học viên.

Chương trình tập huấn

Trong năm ngành Xây dựng có những văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và triển khai thực hiện, do vậy Học viện đã chủ động phối hợp với các Cục, Vụ, chức năng của Bộ Xây dựng để biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn các lớp trong phạm vi cả nước, kịp thời phổ biến các Văn bản quy phạm pháp luật mới tới các đơn vị của ngành. Kết quả tổ chức được 70 lớp với 5.139 học viên.

Chương trình ngoại ngữ:

Nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, Học viện triển khai được 07 lớp với số lượng 118 học viên, trong đó 02 lớp tiếng Anh trình độ B1, B2 cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Xây dựng theo chương trình của 7 tỉnh miền núi phía Bắc; 03 lớp tiếng Anh chuyên ngành Du lịch (Phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV); 01 lớp tiếng anh chuyên ngành Logistic. So với kết quả cùng kỳ năm 2018 vượt 2 lớp 40% (7/5 lớp).

Đào tạo và Hợp tác quốc tế:

Trong năm Học viện tiếp tục củng cố và mở rộng đối tác trong hoạt động hợp tác quốc tế. Triển khai thành công 03 khóa đào tạo, bồi dưỡng phối hợp với thành phố Hà Nội về “Sáng kiến đô thị thông minh” tại Nhật bản với số lượng 60 học viên; 01 khóa Hội thảo đào tạo kinh nghiệm cho cán bộ, côngchức, viên chức của Học viện chính trị quốc gia HCM, thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Dương tại Hàn Quốc. Như vậy cho thấy số lớp mở về lĩnh vực hợp tác quốc tế còn hạn chế, chủ yếu là các lớp của Thành phố Hà Nội có ngân sách dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài. Đối với các địa phương khác, ngân sách dành cho việc đào tạo tại nước ngoài là rất hạn chế và hầu như là không có. Việc giới thiệu tới các địa phương các chương trình hợp tác quốc tế của Học viện chưa được tích cực.

Các lớp thuộc chương trình 7 tỉnh miền núi phía Bắc phối hợp thực hiện dự án WB đã thực hiện được 07 lớp với 200 học viên.

Ngoài việc triển khai các lớp về Hợp tác quốc tế. Học viện luôn duy trì củng cố, chủ động và phát triển quan hệ với các đối tác các đối tác truyền thống như: UN-Habitat; Viện Đào tạo đất đai, hạ tầng và giao thông Hàn Quốc (TILIT); Cơ quan phát triển Pháp (AFD); Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI); Trường Đại học Portland State tại Hoa Kỳ; Văn phòng City Net tại Nhật Bản; Liên minh các đô thị và chính quyền địa phương châu Á Thái Bình Dương (UCLG ASPAC); Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ),… tổ chức Hội thảo phát triển nhà ở xã hội với Đại sứ quán Úc, UN-Habitat, TPT.

Hiện nay, Học viện đang phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng 02 đề xuất dự án triển khai trong giai đoạn 2020-2023.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác:

Nhằm bồi dưỡng chuyên môn, chuyên sâu về các lĩnh vực Quản lý nhà nước về xây dựng cho các địa phương, đơn vị và các doanh nghiệp. Ngoài những chương trình truyền thống của Học viện đã triển khai. Học viện thường xuyên mở rộng thị trường đào tạo, bồi dưỡng và nắm bắt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các địa phương và các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng địa phương và doanh nghiệp yêu cầu. Trong năm 2019 triển khai được 40 lớp, với 2.644 học viên về các lĩnh vực như: Thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng; Quy hoạch đô thị nông thôn; Hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức xã; Quản lý nhà nước về xây dựng; Thanh tra xây dựng; Đánh giá dự án đầu tư; Ôn thi cấp chứng chỉ QLDA; Đào tạo BIM chuyên sâu cho chủ đầu tư, tư vấn thiết kế,…

Các chương trình Hội thảo:

Song song với công tác đào tạo và tập huấn theo chức năng nhiệm vụ được giao, Học viện đã chủ trì phối hợp với các bên liên quan triển khai một số chương trình hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, tăng cường kết nối các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp và đơn vị quản lý Nhà nướcnhằm kiến nghị điều chỉnh định hướng và hoàn thiện khung pháp lý ngành xây dựng như: Hội thảo về đánh giá công tác triển khai đề án 1961 năm 2019; Hội thảo về Nhà ở xã hội (tháng 01/2019); Hội thảo về nâng cao chất lượng tạp chí trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 (tháng 11/2019); Tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế.Đặc biệt tham gia Hội nghị “Xây dựng Châu Á lần thứ 24” tại Ấn Độ và đề xuất đăng cai hội nghị “Xây dựng Châu Á lần thứ 25” tại Việt Nam do Bộ Xây dựng giao Học viện chủ trì triển khai.

Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy:

Đội ngũ giảng viên bao gồm: Giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng luôn được Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện quan tâm vì đây là lực lượng chủ chốt quyết định đến chất lượng và uy tín của Học viện. Đội ngũ giảng viên cơ hữu tại Học viện gồm 21 đồng chí (trong đó 01 tiến sỹ, 19 Thạc sỹ, 01 Đại học). Trong năm qua Học viện đã khuyến khích, động viên đội ngũ giảng viên tích cực tham gia công tác giảng dạy. Đặc biệt thường xuyên mời các giảng viên thỉnh giảng, kiêm nhiệm có trình độ, có kinh nghiệm tại các cơ quan quản lý Nhà nước các Viện, Trường, Hội nghề nghiệp tham gia giảng dạy góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của Học viện;

Công tác nghiên cứu khoa học thường xuyên tổ chức trao đổi về chuyên môn và phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm trong thực tế; Tích cực đăng ký giảng dạy các chuyên đề mới và tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài; Nâng cao trình độ chuyên môn hiện nay có 08 đồng chí giảng viên đang tham gia nghiên cứu sinh.

Đến nay, lực lượng giảng viên tại Học viện đã trực tiếp tham gia giảng dạy được nhiều chương trình như: Quản lý xây dựng và phát triển đô thị; Quản lý đô thị cho cán bộ xã phường; Quản lý dự án và nghiệp vụ đấu thầu; Nghiệp vụ định giá; Chương trình tập huấn các Nghị định; Văn bản quy phạm pháp luật mới và một số chương trình khác. Được thể hiện qua số giờ giảng dạy: Tổng số giờ giảng dạy của khối giảng viên cơ hữu là 5.715,4 giờchiếm khoảng 75% tổng số giờ giảng của toàn Học viện và giờ nghiên cứu khoa học là3.392 giờ.

Tuy nhiên với tình hình như hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Học viện vẫn còn mỏng về số lượng và chất lượng. Trong thời gian tới, Học viện tiếp tục kiện toàn, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng và chuyên gia. Có hình thức hợp đồng phù hợp để thu hút đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi của Bộ và các đơn vị tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu và sinh hoạt chuyên môn tại các Khoa, Viện.

Bên cạnh đó, Học viện luôn chú trọng hợp tác và mời giảng viên kiêm chức có uy tín, có học hàm, học vị cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tổ chức quản lý, trong chuyên môn nghiệp vụ tham gia giảng dạy các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn của Học viện. Tính đến nay đội ngũ giảng viên kiêm chức và chuyên gia gồm 55 người, trong đó GS, PGS: 10, TS: 25, CVCC: 10, GVCC:10.

Công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ:


Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Học viện phần lớn được triển khai đều đảm bảo về mặt chất lượng. Nhiều đề tài/dự án được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, thực sự có những đóng góp mới về mặt khoa học. Các nhiệm vụ đăng ký mới đã có sự chắt lọc, đúng chức năng, nhiệm vụ của Học viện và phù hợp với nhu cầu thực tế. Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện là nền tảng vững chắc, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ viên chức của Học viện. Kết quả đã quản lý và tham gia thực hiện tổng số 25 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ và 04 đề tài cấp cơ sở.

Với truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm của tập thể, ngay từ đầu năm 2019 Học viện đã đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với từng thời gian, từng chương trình, đối tượng và địa bàn tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện luôn nhận được sự quan tâm toàn diện và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Xây dựng; Sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình có hiệu quả của các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp,... do đó Học viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra.

Tham luận tại Hội nghị, đại diện các đơn vị trong và ngoài Học viện đều nhất trí với Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Học viện, đồng thời kiến nghị các giải pháp trong công tác đào tạo mở lớp; nâng cao chất lượng đào tạo; bổ sung, rà soát và hoàn thiện hệ thống chương trình - tài liệu; Tăng cường công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và môi trường, đi sâu vào các Đề tài khoa học có tính ứng dụng cao; nâng cao chất lượng; đảm bảo tiến độ và hiệu quả các đề tài khoa học, dự án cấp Bộ và cấp Cơ sở; nâng cao uy tín và quảng bá thương hiệu của Học viện nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch công tác năm 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, sau khi ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được năm 2019 của Học viện, ông Bùi Phạm Khánh - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá cao những thành tích mà Học viện đạt được trong năm 2019 vừa qua. Đó chính là những kết quả rất đáng ghi nhân góp phần phát triển nguồn nhân lực của Ngành. Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Học viện là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, đội ngũ giảng viên của Học viện cần tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng, qua đó giúp cho việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực ngành Xây dựng đạt hiệu quả cao. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, Học viện có thể đề xuất với Bộ cử đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương chức xuống cùng thảo luận, trao đổi với học viên. Thời gian tới, Học viện cần tích cực xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn và những đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ hội nhập. Đối với Đề án 1961 cần chuẩn bị báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện cũng như các đề xuất mới để Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Song song với đó, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong liên kết đào tạo và các dự án nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, chia sẻ kinh nghiệm và đổi mới chương trình đào tạo bồi dưỡng theo xu hướng quốc tế; tập trung triển khai đề xuất dự án “Trung tâm đào tạo Việt-Hàn về đô thị thông minh”…



Trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác

Cũng tại Hội nghị này, Học viện đã Công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho 01 tập thể và 04 cá nhân; Công bố Quyết định của Giám đốc Học viện về việc tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho 11 đơn vị, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở cho 19 cá nhân vv..../.
PV
Lượt xem: 465  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...
ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207