Ngày đăng 30/09/2019 | 11:21 AM

Hội nghị đánh giá Đề án 1961 năm 2019

Lượt xem: 496  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Ngày 27/9/2019, tại Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) tổ chức Hội nghị đánh giá Đề án 1961 năm 2019 và kế hoạch triển khai đến năm 2020. Tham dự Hội nghị có Giám đốc Học viện AMC Trần Hữu Hà - Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Đề án 1961,đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và đầu tư; Sở Xây dựng, lãnh đạo đô thị các tỉnh; Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc Unhabitat, các thành viên Ban chỉ đạo Đề án 1961, đại diện một số địa phương, các chuyên gia, giảng viên tham gia Đề án 1961 trong thời gian qua.


Hội nghị đánh giá Đề án 1961 năm 2019

Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Giám đốc Giám đốc Học viện AMC trình bày Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1961 năm 2019và kế hoạch triển khai đến năm 2020. Theo đó, nhờ được sự ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Bộ Xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Xây dựng, Học viện AMC đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra cho năm 2019. Đặc biệt, kết quả đào tạo bồi dưỡng tính đến hết tháng 9/2019, Học viện đã hoàn thành 71/64 lớp so với kế hoạch đề ra với 3353 học viên tham gia các lớp đào tạo thuộc chương trình Đề án.

Cùng với việc tổ chức vượt chỉ tiêu số lượng lớp học, chất lượng các đào tạo cũng được nâng lên rõ rệt thông qua kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá từ các địa phương và từ chính các học viên tham gia các khóa đào tạo.

Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động đồng thời tìm giải pháp thực hiện mục tiêu Đề án 1961 bao gồm:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: đến năm 2020 có 100% công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp được đào tạo bồi dưỡng về Quản lý xây dựng và phát triển đô thị;

- Xây dựng, hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo và phương pháp xử lý tình huống trong quản lý đô thị, kỹ năng giải quyết tình huống thực hiện phù hợp chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh.

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế: Ban hành quy chế đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu bổ sung yêu cầu về kiến thức, kỹ năng về Quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, đô thị chuyên môn các cấp vào tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức ngành Xây dựng để Bộ Nội vụ ban hành theo quy định của pháp luật.
 


Ông Trần Hữu Hà – Phó Trưởng ban chỉ đạo Đề án 1961, Giám đốc Học viện nhấn mạnh hiệu quả của Đề án trong thời gian qua

Tại Hội nghị, các đại biểu, các chuyên gia đều nhất trí cao kết quả đạt được của Đề án trong thời gian qua.Các đại biểu cũng cho rằng cần có những thay đổi về chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo gắn với thực tiễn tại địa phương.Ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đánh giá cao và rất quan tâm đến Đề án 1961 bởi Đề án góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đặt biệt là cán bộ xây dựng và đô thị. Chương trình đào tạo nên kết hợp các chuyên đề đưa vào áp dụng cho từng nhóm đối tượng; nên tập trung học tại một địa phương để học hỏi kinh nghiệm của các địa phương đồng thời tránh tình trạng đánh trống ghi tên; Tăng cường đạo tạo trực tuyến, lồng ghép với chương trình thăm quan và đào tạo tại nước ngoài, kết hợp học tập mô hình của các địa phương khác.
 


Ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đánh giá cao và rất quan tâm đến Đề án 1961

Bên cạnh đó, để Đề án 1961 mang lại hiệu quả thực tiễn, có tác động mạnh mẽ tới ý thức, nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đô thị trên cả nước, nhất là trong bối cảnh đất nước sắp diễn ra kỳ đại hội Đảng lần thứ 13, việc luân chuyển cán bộ đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo khó tránh khỏi, vì vậy, Ban thực hiện Đề án cần có báo cáo cụ thể số học viên đã luân chuyển, bổ sung thêm người mới là bao nhiêu để có chương trình dự kiến cụ thể hơn. Bên cạnh đó, nên chú trọng tới công tác truyền thông Đề án như Ban hành sổ tay, áp dụng công nghệ thông tin, phát hành thêm tài liệu file mềm để tuyên truyền cho Đề án.

Kết luận tại Hội nghị, ông Trần Hữu Hà – Phó Trưởng ban chỉ đạo Đề án 1961, Giám đốc Học viện AMC một lần nữa nhấn mạnh hiệu quả của Đề án trong thời gian qua, đặc biệt trong thời kỳ đô thị phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay.Việc nâng cao nhận thức của địa phương về tầm quan trọng của Đề án là hết sức cần thiết, thông qua công tác truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trên các báo đài cả Trung ương và địa phương; Thống nhất đào tạo là cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục; Hoàn thiện chương trình, nội dung, tài liệu, thay đổi phương pháp đào tạo nghiêng về chia sẻ học tập mô hình thực tiễn; Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đô thị,… Kiến nghị Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh và một số chương trình đào tạo bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo và chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị.

Hội nghị đã kết thúc tốt đẹp với nhiều ý kiến tham luận, đóng góp mang tính hữu ích giúp cho Đề án 1961 được triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
Lượt xem: 496  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...

VIDEOS

ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207