Đăng ký học
|
Trang nội bộ
|
Sitemap
Giới thiệu
Lịch sử hình thành và phát triển
Lãnh đạo học viện
Sứ mệnh, tầm nhìn
Chức năng, nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức
Cơ sở vật chất
Đào tạo bồi dưỡng
Lớp bồi dưỡng
Lớp tập huấn
Lớp mở thường xuyên
Tài liệu
Kết quả đào tạo
Diễn đàn đào tạo bồi dưỡng
Đăng ký học
Đăng ký học
Đăng ký mở lớp
Nghiên cứu khoa học
Đề tài/dự án cấp bộ
Đề tài cấp cơ sở
Hoạt động khoa học
Hợp tác quốc tế
Quá trình phát triển
Đào tạo hợp tác quốc tế
Dự án quốc tế
Hội thảo hội nghị
Liên kết quốc tế
Tin tức quốc tế
Văn bản
Danh mục văn bản QPPL
Tất cả văn bản
TV Ảnh
Diễn đàn
Diễn đàn 1961
Xây dựng và đô thị
AMC
::
Tin chi tiết
AMC - KHƠI NGUỒN SÁNG TẠO VÀ THÀNH CÔNG
Ngày đăng 31/05/2019 | 04:08 PM
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn ĐBQH về Dự thảo Luật Kiến trúc
Lượt xem: 555 | Chia sẻ: 0
(AMC) Chiều 21/5, trả lời 19 ý kiến góp ý của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về Dự thảo Luật Kiến trúc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định: “Dự án Luật Kiến trúc được hoàn thiện trên tinh thần tiếp thu, lấy ý kiến, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và không bị chồng chéo với các luật khác”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà (ảnh quochoi.vn)
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Sau khi nghe báo cáo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự thảo Luật Kiến trúc, 19 ý kiến góp ý của các ĐBQH đã được đưa ra tại phiên thảo luận. Cảm ơn những ý kiến góp ý của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã có những giải đáp cụ thể, qua đó khẳng định tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng của việc ban hành dự án Luật Kiến trúc.
Về phạm vi điều chỉnh, trong quá trình nghiên cứu, căn cứ yêu cầu thực tiễn của đất nước và quốc tế về quản lý và hành nghề kiến trúc cho thấy có nhiều vấn đề, nhưng Bộ trưởng cho rằng: Hiện nay có 2 vấn đề chính, đó là quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Nghiên cứu kinh nghiệm thì có nhiều nước gộp 2 Luật làm 1 còn có nước tách hai vấn đề ra.
Để phù hợp thực tế, Bộ trưởng Hà cho rằng, nên gộp hai vấn đề lại để đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt, dễ hiểu, dễ tra cứu.
Thứ 2 về quy định bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc (Điều 5) và bảo tồn, khai thác công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa (Điều 13), báo cáo của UBTVQH đã nêu rõ.
Nhiều ĐBQH cho rằng, cần bổ sung quy định có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống các dân tộc Việt Nam cho phù hợp, tiếp thu ý kiến ĐBQH, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 5 quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc theo hướng:
Bổ sung một điều về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc bao gồm các đặc điểm, tính chất tiêu biểu và đặc trưng tạo nên một phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc của địa phương; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng. Đồng thời, quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy định nội dung về yêu cầu bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc để bảo đảm khả thi, phù hợp với địa phương do mình quản lý.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo tồn, giữ gìn, khuyến khích kế thừa, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc vào các quy định có liên quan trong dự thảo Luật, như nguyên tắc hoạt động và yêu cầu quản lý kiến trúc đô thị, nông thôn, Quy chế quản lý kiến trúc… Dự thảo Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc nhằm bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam đồng thời không làm hạn chế sự sáng tạo trong hành nghề kiến trúc của các kiến trúc sư (như các Điều 4, Điều 11, Điều 14…) .
Có ý kiến ĐBQH đề nghị: Cần bảo đảm tính khả thi, thống nhất, tạo sự đồng thuận cao đối với quy định bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến trên, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định Quy chế quản lý kiến trúc phải có nội dung về yêu cầu bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và phải được xin ý kiến tổ chức, cá nhân trước khi ban hành theo quy định của Chính phủ (khoản 5, Điều 14); đối với Quy chế quản lý kiến trúc của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng (khoản 4, Điều 14).
Có ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung quy định về việc bảo tồn, phát huy giá trị công trình kiến trúc chưa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, để bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc của loại công trình này, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về lập Danh mục, xin ý kiến về Danh mục công trình kiến trúc có giá trị và giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí đánh giá, phân cấp, phân loại công trình kiến trúc có giá trị; trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Danh mục công trình kiến trúc có giá trị tại Điều 13, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý, không chồng chéo với quy định của pháp luật về di sản văn hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với quản lý kiến trúc, thứ nhất quy chế quản lý kiến trúc, quyết định phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc là 1 văn bản quy phạm pháp luật và nó phải được lập theo đúng trình tự của luật. Từ việc lập, phê duyệt, thẩm định và lấy ý kiến của nhân dân. Tôi tin nếu ta thực hiện chặt chẽ được trình tự này thì khả năng ta sẽ giải quyết được các vấn đề về văn hóa trong quy định này.
Thứ hai,
một công cụ nữa để các địa phương tham khảo là định hướng phát triển kiến trúc quốc gia, trong đó có đề cập về giữ gìn bản sắc văn hóa.
Thứ ba, để đảm bảo quy chế quản lý kiến trúc địa phương, các địa phương cũng có thể lấy ý kiến một số Bộ, ngành liên quan”.
Về quy chế quản lý kiến trúc, thứ nhất đây không phải là nội dung mới mà nó đã được quy định trong luật quy hoạch đô thị. Nhưng các địa phương hay nặng về quy hoạch để phục vụ cho các dự án đầu tư mà ít chú ý đến các nội dung về quản lý kiến trúc, thường coi nhẹ nội dung này nên lần này sẽ tách ra và làm sâu hơn và đưa vào Luật Kiến trúc…
Luật Kiến trúc đảm bảo tính thống nhất
Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại phiên chất vấn. Bộ trưởng cho biết: Luật đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp, không chồng chéo với các luật khác.
Trước đó, theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Kiến trúc của UBTVQH, 12 nội dung bổ sung, sửa đổi theo hướng tiếp thu đảm bảo phù hợp, đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Đa số ý kiến ĐBQH tán thành các nội dung sửa đổi của dự án luật. Cho ý kiến về dự thảo luật, ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) cho biết: “Dự thảo Luật Kiến trúc đã cơ bản đảm bảo tính thống nhất gắn liền với Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch… các quy định hành nghề kiến trúc, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ các chủ thể đều đã được quy định cơ bản”.
ĐBQH Nguyễn Trường Giang cũng thống nhất ý kiến giao Bộ Xây dựng ban hành quy định về bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn cả nước và nên phân cấp, phê duyệt quản lý đến cấp huyện.
Đánh giá cao những cố gắng của Ban Soạn thảo, ĐBQH Trần Văn Chiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Nội dung dự án luật đã được chuẩn bị công phu, đảm bảo tính thống nhất của các dự án luật. Hoạt động kiến trúc, hành nghề kiến trúc của các tổ chức cá nhân, hoạt động kiến trúc gắn liền với luật quy hoạch đô thị, đảm bảo việc tránh chồng chéo”.
Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh sửa có 5 chương, 41 điều, tăng 4 điều so với dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 theo Tờ trình số 310/TTr-CP ngày 02/8/2018.
Theo baoxaydung.com.vn
Lượt xem: 555 | Chia sẻ: 0
Tin có liên quan
Loading ...
Lớp mở thường xuyên
▪ Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư
▪ Các khoá đào tạo bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến
▪ Chương trình phổ biến, tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản
▪ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Thẩm kế viên năm 2024
▪ QĐ ban hành Chương trình BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kiến trúc sư
▪ QĐ ban hành Chương trình BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Thẩm kế viên
Xem tiếp
Thông báo
Kế hoạch buổi gặp mặt tri ân Thầy cô giáo ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức năm 2024
Thông báo triệu tập ứng viên dự xét tuyển vòng 2
Xem tiếp
VIDEOS
HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
Trụ sở chính: Km số 10 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội (Ngõ 129 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông)
Điện thoại: (024) 38542040/ 33120207 - Fax: (024) 38546319
Email: hvcbxd@amc.edu.vn
PHÂN VIỆN MIỀN TRUNG
142 Nguyễn Thị Minh Khai, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: (0236) 6279579 - Email: hvcbxd.pvmt@amc.edu.vn
PHÂN VIỆN MIỀN NAM
Số 67 Bình Lợi, P.13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 35531066 - Email: phanvienmiennam@amc.edu.vn
AMC Hà Nội - Trụ sở chính
AMC miền Trung
AMC miền Nam
COPYRIGHT © 2024 BY HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ AMC
ĐT: (024) 35522216 / (024) 33120207